Ghi chép còn lại từ thời sinh viên
Như thế nào là người có học thức ?
- Muốn sống tốt, cần có tầm hiểu biết và sự phát triển trí tuệ nhất định. Muốn trở thành nhà chuyên môn tốt phải có kiến thức chung, nhưng để phục vụ cho cuộc sống thì phải là nhà chuyên môn giỏi.
- Một người thực sự có học thức là người hướng tri thức của mình tới cải tạo, thay đổi và đưa cuộc sống đi lên.
- Hiểu cuộc sống xung quanh là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của người có học thức. Phục vụ cuộc sống, tinh thần phục vụ là thước đo kiến thức. Phẩm giá con người là ở trong con người, ở thái độ đối với công việc.
- Thực chất của học tập là đọc và nghiên cứu, suy nghĩ và nghiền ngẫm sao cho tất cả những gì đọc được đều có thể tiếp thu được.
- Sống có ý nghĩa là đấu tranh, không phải vì sự sống, mà đấu tranh cho sự hoàn thiện và tiến triển của nó. Tuy nhiên, muốn đấu tranh phải có sức mạnh, phải có vốn của các sức mạnh khác nhau: sức mạnh của sự hiểu biết, của ý nghĩ, ý chí, của tình yêu; cần phải biết học tập trong bất cứ hoàn cảnh nào, không bao giờ được lùi bước trước khó khăn.
- Phải biết gắn mình với cuộc sống và suy nghĩ vì nó;
- Phải nghiên cứu để hiểu và biết ý nghĩa của cuộc sống;
- Biết hành động trong cuộc sống hàng ngày.
- Cần bắt đầu tự học từ sự tìm hiểu cuộc sống, tìm ra những vấn đề cần giải quyết trước. Sau đó mới tìm đến sách.
- Phải biết nhìn các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống từ nhiều mặt (bước đầu cần biết một số khái niệm cơ bản, những mặt chính của cuộc sống - những cái chính nhất, quan trọng nhất)
- Phải biết rung động sâu sắc, suy nghĩ tinh tế. Việc tự học phải dạy con người biết sống một cuộc sống phong phú nhiều mặt, cả tâm hồn lẫn lí trí; phải trở thành con người nhạy cảm với cuộc sống xung quanh.
- Nhất thiết phải biết cả kiến thức chuyên môn và kiến thức chung. Kiến thức chung về thế giới, về cuộc sống - đó là cơ sở của những hiểu biết về chuyên môn. Kiến thức chuyên môn là sự kiểm tra tốt nhất kiến thức chung; nó giúp đi sâu nhưng lại thu hẹp tầm nhìn, mà kiến thức chung lại mở rộng tầm nhìn.
- Việc tự học tiến hành như sau: phải biết những vấn đề hoặc những lĩnh vực nào cần thiết thì nghiên cứu trước, còn các lĩnh vực khác sẽ nghiên cứu sau; từ đó đưa ra phương hướng nghiên cứu.