HomeTác phẩm

Một thoáng suy nghĩ về Tập tính văn hóa người Việt hôm nay

Tác giả: Nguyễn Tất Thịnh
Năm xuất bản: 2007

Lời giới thiệu: 

Lời thưa cùng bạn đọc :

Chúng ta đã từng gặp nhiều lời nói giả, nghĩ giả, làm giả, lãi giả, sống giả… thêm một lần giả nữa của tôI thì không để làm gì. Chúng ta sẽ cần một lần thật, không phảI cần gì ghê gớm mà chỉ cần một lần chịu đứng trước tấm gương. Tấm gương bản thân nó không xấu không đẹp mà chỉ có người soi vào đó như thế nào mà thôi. Cái gương không có chính kiến mà chỉ có các góc độ mà người ta soi vào. Chúng ta có xấu bao nhiêu cũng không sợ mà chỉ sợ không còn ý muốn soi gương nữa, không còn muốn làm đẹp nữa mà thôi.

TôI quan niệm Hèn là gì : – Không dám đấu tranh – Không dám nói sự thật – Không dám nhận trách nhiệm – Không dám khẳng định bản thân

Trong cuốn sách này, tôI xin đảm bảo rằng những điều được viết ra là sự thật. Vấn đề không ở chỗ những sự thật ấy có phổ biến hay không mà ở chỗ nó đã tác động vào chúng ta như thế nào. Tuy nhiên trong cuốn sách này, những tên người, địa điểm của chuyện không cụ thể, nhưng tôI gắn vào những sự thật quan sát được hàng ngày, xung quanh tôi. Và tôI đoan chắc với độc giả khi đọc sẽ thấy nó đã từng xảy ra đâu đó, ở mình, ở người. Trong các câu chuyện rất nhiều là sự lắp ghép những sự việc với ý đồ điển hình hóa một vấn đề xã hội, một tính cách, một lối sống cá nhân khiến độc giả nhận dạng rõ hơn những điều có thể vốn dĩ là li ti trong cuộc sống hàng ngày. Có thể ai đó không thích những sự thật ấy, nhưng tôI nghiệm ra tháI độ sợ sự thật có thể là vì đã dối trá quen rồi, hơn là sự thật đó đúng đối với họ. Chỉ khi nào sự giả dối mất đI chừng đó lí tưởng mới nảy sinh

Sẽ có độc giả hỏi rằng : cáI tốt trong xã hội có bao nhiêu như thế mà những câu chuyện của tôI chủ yếu lại tìm kiếm, xoáy vào cáI xấu như thế này ? TôI nghĩ : đối với sự phát triển nói về cái xấu cũng cần như nói về cáI tốt vậy. Nhưng nói về sự thật phản diện khó khăn hơn nhiều, như một cáI xấu, điểm yếu nằm trong xã hội, trong mỗi con người mà không ai muốn khoe ra, không muốn nhìn thấy hay thừa nhận. Nhưng nếu nó gây ra một sự tức giận thì cũng là điều tốt, vì có nghĩa là chúng ta ghét nó, xác định cho mình một tháI độ đối lập. Viết về nó tôI đã xác định là sẽ có người ghét tôI nữa, trong khi thực ra tôI muốn có thêm nhiều người khác yêu quí mình. Bởi vậy tôI cũng xen càI những câu chuyện cảm động để thỏa mãn cáI tinh thần hướng thiện của bạn đọc

TôI biết rằng nhiều điều tôI viết ra có thể sẽ gây ra sự tức giận, hay nỗi đau nào cho ai đó. Nhưng bạn ạ, hãy tức giận đI để bạn biết rằng tráI tim bạn vẫn đang đập với những trăn trở. Hãy đau đi nhưng với nỗi đau của quốc sĩ . Độc giả có thể không đồng tình với nhiều điều tôI viết, nhưng điều quan trọng là chúng ta cùng suy nghĩ về những điều đó, với niềm tin chắc chắn rằng chúng ta lương thiện và ái quốc. Tức giận nhưng phảI nhân ái. Đau nhưng phảI cầu thị. Tôi ý thức sâu sắc rằng :Núi lửa là lửa của chính trong lòng nó chứ không phảI thứ lửa rơm bùng lên bởi sự mồi từ bên ngoài được một lúc rồi tắt ngay. Nhưng có sự thật rằng núi lửa từng gây ra thảm họa trước khi tạo ra Bình nguyên, núi non….

Từng dòng chữ tôi cũng muốn bạn đọc liên tưởng đến những gì có thể, tự đặt ra những câu hỏi với xã hội, con ngườI, cuộc sống xung quanh mình. Bởi quan niệm, hành vi, phong cách, tư duy của mỗi người đều là sản phẩm tất yếu của xã hội chúng ta đang sống trong đó, và con người nào thì xã hội ấy. Những trăn trở, những câu hỏi, muôn thửơ là sự khởi đầu của những thay đổi cho dù rất nhỏ . Nhưng nếu những câu hỏi hướng ra bên ngoài nhiều khi làm người ta đứng trước sự bế tắc thì những câu hỏi hướng vào bên trong mình khiến mỗi người thấy được sự phản tỉnh, động lực thay đổi.

Tôi cũng muốn nói rõ với độc giả : những gì viết trong cuốn sách này là ý nghĩ, quan sát, cảm nhận và đúc kết, chiêm nghiệm của chính tôi. Nó không dựa vào các cứ liệu và trích dẫn xác thực nào cả. Những trích dẫn, sưu tầm điển tích, cứ liệu có thể cần thiết trong một dạng thức khác. TôI cũng dùng một số ít bài viết hoặc tư liệu của người khác khai thác được từ những nguồn khác nhau ( được ghi là THAM KHẢO)

Tên cho mỗi câu chuyện chỉ là cách gọi tương đối về một trong những hàm ‎y, bạn đọc sẽ gọi tên ra cho nó theo cảm nhận của riêng mình.

TôI viết cuốn sách này với cách nhìn xuyên suốt của văn hóa xã hội. Để trở thành gì thì vấn đề cốt lõi là đẳng cấp văn hóa, để hội nhập vấn đề xuyên suốt cũng là văn hóa. Cuối cùng là mong muốn sự phản tỉnh văn hóa, như luống đất đã được lật luống, trồng trên đó gì tùy thuộc vào mỗi người, nhiều thứ để trồng lắm nhưng đó phảI là những thứ tốt lành nuôI dưỡng chúng ta và làm chúng ta phát triển.

Mục lục: 

Download file:

Trích ý: